Tầm quan trọng của giao thức SSL với website (2021)

Tầm quan trọng của giao thức SSL với website
5/5 - (1132 bình chọn)

Xin chào các bạn đã đến với dịch vụ thiết kế website Alowebtot của chúng tôi. Ngày hôm nay chúng tôi sẽ đi cùng bạn trên hành trình tìm hiểu về tầm quan trọng của Giao thức SSL là gì.

giao thức ssl là gì
Tầm quan trọng của giao thức Ssl đối với website
  • Bất cứ thứ gì bao gồm cả con người lẫn phần mềm, máy tính và các thiết bị trao đổi thông tin trên bất kỳ trang mạng nào: Internet, Web đều cần sử dụng SSL/TLS.
  • Thông tin nhạy cảm cần được bảo mật như: tên người dùng, mật khẩu, số tài khoản thẻ hay bất cứ bất kỳ thông tin riêng tư nào cũng cần được giữ kín. Vì vậy, đa số người sử dụng sẽ chọn Ssl này như một người vệ sỹ

Chứng chỉ SSL là gì?

  • Ssl ( Secure Sockets Layer) là một công nghệ chuẩn cho phép người dùng thiết lập kết nối được mã hóa một cách an toàn giữa máy chủ web host và trình duyệt web (client). Kết nối này đảm bảo rằng dữ liệu được truyền sẽ duy trì một cách bảo mật riêng tư, đáng tin cậy
  • Nếu bạn đã từng truy cập liên kết (https://) trên thanh địa chỉ nghĩa là bạn đã được tạo một màn chắn bảo vệ an toàn. Nếu một cửa hàng bán online hay bán qua web thì Ssl sẽ giúp bạn tạo lập sự tin tưởng giữa doanh nghiệp với khách hàng; thông tin trao đổi sẽ không bao giờ bị lộ ra ngoài

Quá trình làm việc của giao thức SSl

Giao thức ssl

Ssl không phải là một giao thức đơn lẻ mà là một tập hợp các thủ tục đã được chuẩn hóa để thực hiện các nhiệm vụ bảo mật sau:

Xác thực server

  • Cho phép người sử dụng xác thực được server muốn kết nối. Lúc này, phía browser sử dụng các kỹ thuật mã hóa công khai để chắc chắn rằng certificate và public ID của server là có giá trị và được cấp phát bởi một CA (certificate authority) trong danh sách các CA đáng tin cậy của client.
  • Điều này rất quan trọng đối với người dùng. Ví dụ: khi gửi mã số credit card qua mạng thì người dùng thực sự muốn kiểm tra liệu server sẽ nhận thông tin này có đúng là server mà họ định gửi đến không

Xác thực client

  • Cho phép phía server xác thực được người dùng muốn kết nối. Phía server cũng sử dụng các kỹ thuật mã hóa công khai để kiểm tra xem certificate và public ID của server có giá trị hay không, được cấp phát bởi một CA trong danh sách các CA đáng tin cậy hay không.
  • Điều này rất quan trọng đối với nhà cung cấp. Ví dụ: khi một ngân hàng định gửi các thông tin tài chính mang tính bảo mật tới khách hàng thì họ rất muốn kiểm tra định danh của người nhận

Mã hóa kết nối

  • Tất cả các thông tin trao đổi giữa client và server được mã hóa trên đường truyền nhằm nâng cao khả năng bảo mật. Điều này rất quan trọng đối với cả hai bên khi có các giao dịch mang tính riêng tư.
  • Ngoài ra, tất cả các dữ liệu được gửi đi trên một kết nối SSL đã được mã hóa nhờ cơ chế tự động phát hiện các xáo trộn, thay đổi trong dữ liệu ( Cá thuật toán băm- Hash Algorithm)

Các thuật toán mã hóa và xác thực của giao thức SSL

  1. DES (Data Encryption): là một thuật toán mã hóa có chiều dài khóa là 56 bit
  2. 3-DES (Triple- DES): là thuật toán mã hóa có độ dài khóa gấp 3 lần độ dài khóa trong mã hóa DES
  3. DSA (Digtal Signature Algorithm): là một phần trong chuẩn mực về trình xác thực số
  4. KEA (Key Exchange Algorithm): là một thuật toán trao đổi khóa
  5. MDS (Mesage Digest Algorithm): được phát triển bởi Rivest
  6. RSA: là thuật toán mã hóa công khai dùng cho cả quá trình xác thực và mã hóa dữ liệu được Rivest, Shamir, Adieman phát triển
  7. RSA key exchange: là thuật toán trao đổi khóa dùng trong SSL dựa trên thuật toán RSA
  8. RC2 and RC4: là các thuật toán mã hóa được phát triển bởi Rivest dùng cho RSA Data Security
  9. SHA-1 (Secure Hash Algorithm): là một thuật toán băm

Giao thức SSL có nhược điểm gì không?

  • Chi phí là điều dễ nhận thấy nhất. Chi phí đến từ việc thiết lập một cơ sở hạ tầng đáng tin cậy và xác thực danh tính
  • Tiếp nữa là hiệu suất. Những thông tin được truyền đi sẽ được mã hóa, điều này sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên máy chủ hơn so với thông tin không được mã hóa. Nhưng sự khác biệt hiệu suất này chỉ trở nên đáng chú ý đối với những website có số lượng lớn khách truy cập và có thể khắc phục bằng cách sử dụng phần cứng mạnh hơn
  • Nhìn chung, nhược điểm của SSl so với ưu điểm là điều không đáng kể. Sử dụng SSl thích hợp sẽ giúp bảo vệ khách hàng, website, dữ liệu, tạo dựng và duy trì được sự tin tưởng của khách hàng cũng như tăng doanh thu cho doanh nghiệp mình

Hỏi đáp

Chứng chỉ SSL có mất tiền không?

Để cài đặt chứng chỉ SSL chúng ta có thể mất tiền mua. Nhưng hiện tại các nhà cung cấp hosting khi mua cũng đã cung cấp cho chúng ta chứng chỉ này miễn phí. Hoặc cũng có thể sử dụng bằng các chứng chỉ SSL miễn phí bằng các giao thức SSL bên thứ 3

Không có SSL thì làm sao?

Khi sở hữu cho mình một website. Trước kia không bắt buộc chứng chỉ bảo mật này. Nhưng hiện tại Google bắt buộc tất cả các website phải có chứng chỉ SSL để có thể bảo mật thông tin khách hàng hơn nhất là đối với các website về bán hàng khi cần điền nhiều thông tin của khách hàng.

Tôi kiểm tra website đã cài đặt chứng chỉ SSL chưa như thế nào?

Cách đơn giản nhất là bạn xem bên cạnh tên website của bạn trên trình duyệt có ổ khóa chưa. Nếu có rồi thì là đã cài đặt. Còn nếu chưa nó sẽ báo là không bảo mật.

Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
0
Bạn đang nghĩ gì? Hãy bình luận nhé <3x